Kích Thước Tấm Poly Lấy Sáng Đặc – Rỗng – Sóng Theo Quy Chuẩn 2024

Hiện nay, tấm nhựa Poly được xem là giải pháp bắt sáng hiệu quả trong nhiều kiến trúc hiện đại, giúp nâng tầm tính thẩm mỹ cho tổng thể công trình, đồng thời hỗ trợ người dùng tiết kiệm chi phí năng lượng. Trong đó, kích thước tấm Poly là một trong những yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu khi mua vật liệu bắt sáng bởi sản phẩm được thiết kế nhiều size và khổ khác nhau. Hãy cùng EURO Moulding tìm hiểu kích thước tấm Poly đặc – rỗng theo quy cách chuẩn cũng như ứng dụng của vật liệu trong đời sống qua bài viết này.

Kích thước của các sản phẩm tấm ốp poly lấy sáng

Tấm ốp poly lấy sáng được thiết kế với nhiều quy cách, kích thước khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Theo đó, khổ tấm Poly sẽ được chia thành 2 loại (đặc và rỗng) với kích thước tiêu chuẩn như sau: 

Kích thước tấm Poly đặc ruột

Tấm Poly đặc ruột là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình với công dụng lấy sáng tự nhiên, giúp người dùng tiết kiệm chi phí năng lượng. Theo đó, tấm bắt sáng trong suốt này có cấu trúc đặc, được sản xuất từ nhựa Polycarbonate nên chúng sở hữu độ bền cao, khả năng chịu va đập tốt. Vì thế, tấm Poly đặc thường được sử dụng trong các dự án cần độ bền cao như mái che, vách ngăn, hoặc các khu vực có nguy cơ va đập cao. 

Tấm Poly dạng đặc ruột có độ bền cao và khả năng chịu va đập tốt

Để chọn được sản phẩm phù hợp với công trình, người dùng có thể tham khảo bảng quy cách tấm poly đặc tiêu chuẩn sau đây:

QUY CÁCH TẤM POLY ĐẶC TIÊU CHUẨN
Độ Dày

Quy cách

Trọng lượng

(kg/m2)

Khổ rộng

Chiều dài

2mm

1.212m

40.m

2.4kg/m2

1.512m

30.m

1.80m

30.m

3mm

1.212m

30.5m

3.6kg/m2

1.512m

24.4m

1.80m

2.10m

4mm

1.20m

5.8m

4.8kg/m2

1.50m

1.80m

4.5mm

1.20m

5.8m

5.4kg/m2

5.0mm

1.20m

5.8m

6.0kg/m2
1.50m
1.80m

Ngoài kích thước tấm Poly, người dùng cũng nên quan tâm đến tỷ lệ truyền nhiệt và ánh sáng của vật liệu thông qua màu sắc. Cụ thể, mỗi màu sắc sẽ hấp thụ, truyền ánh sáng và nhiệt với từng mức độ khác nhau, từ đó tác động đến hiệu suất chung của tấm Poly đặc ruột.

>>Xem thêm sản phẩm: Tấm poly 3mm

Màu sắc Tỉ lệ truyền sáng Tỉ lệ truyền nhiệt
Xám (Cool Grey) 4% 40.71%
Nâu đồng (Cool Bronze) 13% 42.38%
Bạc (Silver Millenium) 40% 7%
Xanh da trời (Cool Blue)
Xanh lá cây (Cool Green) 69% 36%
Trắng sữa (Opal) 28% 1%
Xanh ngọc (Tosca)
Crear (Trong suốt) 89% 68.07%

Kích thước của tấm lấy sáng poly rỗng ruột

Về cơ bản, loại tấm Poly lấy sáng này thường được thiết kế dạng cấu trúc rỗng bên trong giúp tăng khả năng cách nhiệt, đồng thời hỗ trợ giảm trọng lượng của tấm. Dưới đây là bảng kích thước tấm nhựa Poly rỗng ruột theo tiêu chuẩn mới nhất 2024:

KÍCH THƯỚC TẤM POLY RỖNG RUỘT THEO TIÊU CHUẨN

Độ dày (mm) Quy cách Trọng lượng

(kg/m2)

Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm)
4.5 5.800 2.100 13
5 14.5
6 17
10 22
Kích thước tấm Poly rỗng khá đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiều công trình

Khẩu độ uốn cong của tấm Poly rỗng ruột cho phép vật liệu tạo ra các hình dạng cong, vòm trong kiến trúc, không chỉ giúp tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên cho công trình mà còn mang đến sự sang trọng, vẻ đẹp ấn tượng cho kiến trúc. Dưới đây là chi tiết khổ tấm Poly rỗng ruột:

KHỔ TẤM POLY RỖNG RUỘT THEO TIÊU CHUẨN
Độ dày(mm) Đường kính tối thiểu (mm) Khẩu độ tối thiểu (mm)
4.5mm 800 1.550
5mm 850 1.700
6mm 1.050 2.000
10mm 1.400 3.000

Tương tự như tấm Poly đặc ruột, vật liệu này cũng sẽ có tỷ lệ truyền ánh sáng và truyền nhiệt khác nhau được quyết định bởi màu sắc của sản phẩm:

Màu Tỷ lệ truyền ánh sáng Tỷ lệ truyền nhiệt
Trong suốt 87 % 60.31 %
Xanh biển 47 % 44.39 %
Xanh lá 33 % 35.60 %
Xanh dương 26 % 37.20 %
Xám khói 10 % 23.00 %
Nâu trà 19 % 29.00 %
Trắng sữa 33 % 0.30 %
Xám bạc 20 % 8.00 %

Kích thước tấm Poly dạng sóng lấy sáng

Ngoài các loại tấm bắt sáng đặc – rỗng, trên thị trường hiện nay còn cung cấp dòng sản phẩm tấm Poly dạng sóng với khả năng chịu nhiệt, chống tia UV tốt. Theo đó, dựa vào yêu cầu và phong cách kiến trúc của công trình mà các đơn vị sản xuất sẽ chế tạo tấm Poly sóng thành 2 dạng với tiêu chuẩn kích thước khác nhau.

Kích thước tấm Poly sóng tròn

Tấm Poly sóng tròn thường được ưa chuộng trong các công trình cần tính thẩm mỹ cao như mái che sân vườn, nhà kính, hoặc các khu vực công cộng. Để chọn được loại tấm Poly sóng tròn thích hợp, người dùng có thể tham khảo bảng kích thước sau:

Độ dày (mm) Chiều rộng (mm) Chiều dài (mm) Số lượng sóng (mm)
0.8 820 2.400 11
0.8 860 2.400 11
Tấm Poly sóng tròn thường được chế tạo thành nhiều kích thước khác nhau

Bảng kích thước tấm Poly sóng vuông

Loại tấm Poly bắt sáng này thường có khả năng chịu lực cao hơn so với tấm sóng tròn, vì thế chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp hoặc khu vực cần độ bền cao. Dưới đây là bảng kích thước tấm Poly sóng vuông tiêu chuẩn:

Độ dày (mm) Chiều rộng (mm) Chiều dài (mm) Số lượng sóng (mm)
1 1.070 6.000 9
1.5 1.070 6.000 9
2 1.070 6.000 9
3 1.070 6.000 9

Tùy vào loại màu sắc mà tấm Poly sóng vuông sẽ có tỷ lệ truyền ánh sáng và truyền nhiệt khác nhau, cụ thể:

Màu sắc Tỉ lệ truyền sáng Tỉ lệ truyền nhiệt
Xám 14% 36.28%
Nâu đồng 36% 46.57%
Bạc 13% 2.88%
Xanh da trời 24% 55.62%
Xanh lá cây 47% 47.68%
Trắng sữa 46% 1.42%
Xanh ngọc  25% 44.2%
Trong suốt 89% 69.37%

Các ưu điểm nổi bật của tấm nhựa Poly lấy sáng

Những năm gần đây, tấm Poly dần trở thành xu hướng lắp đặt trong nhiều kiến trúc hiện đại nhờ khả năng truyền sáng hiệu quả, cách nhiệt tốt mà vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ ấn tượng. Trong đó, tùy vào từng loại tấm bắt sáng mà chúng sẽ có những ưu điểm riêng, cụ thể như sau: 

Tấm nhựa Poly đặc ruột

Không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng chịu va đập tốt, tấm Poly đặc ruột còn được các chủ thầu ưu tiên lựa chọn nhờ vào những ưu điểm như:

  • Khả năng chống tia UV tốt: Thông thường, tấm Poly đặc ruột sẽ được phủ một lớp chống tia cực tím bên ngoài, giúp sản phẩm không bị hỏng hóc bởi tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
  • Độ bền cao: Nhờ sở hữu khả năng chịu lực tốt, tấm Poly đặc ruột sẽ không dễ bị nứt vỡ hoặc biến dạng, từ đó giúp duy trì độ bền và hiệu quả thẩm mỹ cho tổng thể kiến trúc.
  • Truyền ánh sáng hiệu quả: Với thiết kế dạng trong suốt, tấm Poly đặc ruột có thể cung cấp nguồn sáng tự nhiên cho không gian trong nhà một cách hiệu quả, từ đó giúp gia chủ tiết kiệm chi phí điện năng hàng tháng.
  • Dễ sử dụng: Sử dụng tấm Poly còn cho phép người dùng cắt vật liệu và lắp đặt sản phẩm một cách đơn giản, nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức đáng kể.
Tấm Poly đặc ruột có độ bền cao và khả năng chống tia UV tốt

Tấm nhựa Poly rỗng ruột

Tấm nhựa Poly dạng rỗng ruột được đánh giá là giải pháp lắp đặt ưu việt trong ngành xây dựng và kiến trúc hiện đại với khả năng bắt sáng tuyệt đối. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của loại vật liệu này:

  • Truyền ánh sáng tốt: Với cấu trúc rỗng ruột đặc biệt, tấm nhựa Poly này có khả năng truyền ánh sáng rất tốt, biến tổng thể không gian “sáng bừng” lên nhờ màu nắng tự nhiên, từ đó giúp người dùng tối ưu chi phí đèn điện.
  • Cách nhiệt, cách âm hiệu quả: Tấm Poly rỗng ruột nổi bật với khả năng cách nhiệt – cách âm xuất sắc, giúp duy trì nhiệt độ ổn định và giảm thiểu tiếng ồn, đảm bảo người dùng được sống trong không gian yên tĩnh, mát mẻ quanh năm.
  • Lắp đặt đơn giản: Tấm Poly này cho phép người dùng cắt và lắp đặt một cách nhanh chóng, linh hoạt theo yêu cầu của công trình mà không tốn quá nhiều sức lực.
  • Trọng lượng nhẹ: Nhờ sở hữu cấu trúc rỗng bên trong, tấm Poly lấy sáng này không chỉ hỗ trợ giảm trọng lượng cho công trình mà còn giúp người dùng tối ưu chi phí vật liệu xây dựng.

Ưu điểm tấm Poly lấy sáng dạng sóng

Hiện nay, tấm Poly lấy sáng dạng sóng thường được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực, từ công nghiệp cho đến đời sống nhờ vào những ưu thế vượt trội sau:

  • Bền vững theo thời gian: Tấm lấy sáng dạng sóng được chế tạo từ nhựa Polycarbonate cao cấp cùng dây chuyền sản xuất hiện đại nên vật liệu có khả năng chống tia UV rất tốt, không bị biến dạng theo thời gian, từ đó cải thiện tuổi thọ cho công trình.
  • Cách nhiệt tốt: Tấm nhựa Poly dạng sóng có khả năng cách nhiệt rất tốt, đảm bảo nhiệt độ bên trong không gian không bị ảnh hưởng, từ đó giúp người dùng tiết kiệm chi phí làm mát.
  • Bắt sáng tuyệt đối: Với cấu tạo đặc biệt, tấm Poly dạng sóng có khả năng truyền sáng đồng đều vào không gian trong nhà, giúp loại bỏ điểm sáng hoặc khu vực mờ tối.
  • Dễ lắp đặt và bảo dưỡng: Hầu hết các sản phẩm tấm poly lấy sáng dạng sóng trên thị trường đều có thiết kế gọn nhẹ, điều này cho phép người dùng dễ dàng lắp đặt và bảo dưỡng, từ đó tiết kiệm thời gian cũng như công sức thực hiện.

Tấm Poly dạng sóng có khả năng lấy sáng hiệu quả và cách nhiệt tốt

Ứng dụng của các loại tấm nhựa Poly vào đời sống

Tấm nhựa Poly bắt sáng đã và đang là giải pháp xây dựng được nhiều chủ thầu lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Với đặc tính vượt trội về độ bền, khả năng truyền sáng và màu sắc bắt mắt, loại vật liệu này không chỉ giúp hấp thụ ánh sáng mà còn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ, sự sang trọng, tự nhiên cho nhiều công trình kiến trúc. 

Tấm nhựa Poly đặc ruột dùng để làm gì?

Tấm nhựa Poly đặc ruột có khả năng cách nhiệt, chống tia UV tốt, vì thế sản phẩm này thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, cụ thể:

  • Lắp trần nhà, mái che: Ứng dụng phổ biến nhất của tấm nhựa Poly đặc ruột chính là sử dụng làm mái che tấm poly, không chỉ giúp hấp thụ ánh sáng tự nhiên hiệu quả mà còn tạo điểm nhất ấn tượng, độc đáo và mang đến vẻ đẹp hiện đại cho không gian.
  • Kính chắn gió: Tấm Poly đặc ruột thường được sử dụng để làm kính chắn gió trong nhiều ứng dụng như lắp đặt kính xe ô tô, cơ giới… giúp bảo vệ người điều khiển và thiết bị khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Vách ngăn: Kích thước tấm Poly thường rất đa dạng, điều này cho phép người dùng linh hoạt tận dụng sản phẩm để làm vách ngăn cho mọi không gian, từ địa điểm nhỏ cho đến khu vực lớn (nhà xưởng, kho hàng…).
Tấm Poly đặc ruột thường được sử dụng để lắp trần nhà, tạo điểm nhấn cho không gian

Ứng dụng của tấm nhựa rỗng ruột Poly

Loại tấm nhựa Poly này thường được ứng dụng trong các công trình cần cách nhiệt tốt như mái nhà kính, mái che sân vườn hoặc vách ngăn, cụ thể như sau:

  • Lợp mái nhà kính: Hiện nay, các sản phẩm tấm Poly bắt sáng rỗng ruột thường được sử dụng để lợp mái cho các không gian như nhà kính, nông trại hoặc khu vực trồng cây, giúp thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời một cách hiệu quả.
  • Kho hàng, nhà xưởng: Tấm Poly rỗng ruột thường được sử dụng để làm mái che cho kho xưởng, từ đó giúp người dùng tiết kiệm chi phí điện năng mà vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho không gian làm việc.
  • Trần nhà: Ngoài ra, tấm nhựa bắt sáng này còn được dùng để lắp đặt khu vực trần nhà, giúp gia chủ tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, đồng thời tạo hiệu ứng thẩm mỹ ấn tượng nhưng không kém phần sang trọng cho kiến trúc tổng thể.

Sử dụng tấm nhựa Poly lấy sáng dạng sóng thế nào?

Tấm Poly dạng sóng là một giải pháp bắt sáng tự nhiên hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng và nông nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của sản phẩm này:

  • Trần nhà, sàn nhà: Với thiết kế dạng sóng độc đáo, loại Poly lấy sáng này thường được sử dụng để lắp đặt trần hoặc sàn nhà, giúp tạo điểm nhấn cho không gian sang trọng và thẩm mỹ hơn.
  • Nhà kính, trang trại nông nghiệp: Nhờ khả năng bắt sáng tự nhiên hiệu quả, tấm Poly dạng sóng không chỉ tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của cây trồng mà còn góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp.
  • Kho hàng, nhà xưởng: Ngoài những ứng dụng trên, tấm Poly dạng sóng còn được dùng để làm vật liệu lợp mái hoặc vách ngăn trong hệ thống nhà xưởng, kho hàng… giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm điện năng mà vẫn có đủ ánh sáng tự nhiên trong quá trình làm việc.

Tấm Poly dạng sóng thường được sử dụng trong nhà kính, trang trại hoặc tạo điểm nhấn không gian

Có thể cắt lẻ kích thước tấm Poly nhựa ra không?

Nhờ được sản xuất từ chất liệu nhựa dẻo Polycarbonate cao cấp, tấm Poly có độ linh hoạt khá tốt, điều này cho phép người dùng thoải mái cắt vật liệu thành nhiều kích thước khác nhau để đáp ứng yêu cầu của công trình. Về cơ bản, các đơn vị thi công có thể cắt tấm Poly bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Dao rọc giấy: Phương pháp này thường áp dụng cho tấm Poly lấy sáng rỗng ruột, đối với vật liệu cứng như tấm Poly đặc thì người dùng nên sử dụng cưa.
  • Máy cưa cầm tay: Dụng cụ này có tốc độ cắt khá nhanh, rất thích hợp để cắt tấm Poly với số lượng lớn.
  • Máy CNC: Đây là thiết bị hiện đại với khả năng cắt nhanh nhưng vẫn đảm bảo cho ra kích thước tấm Poly chính xác, từ đó giúp tăng tính thẩm mỹ cho vật liệu. Tuy nhiên, chi phí đầu tư hoặc thuê thiết bị cắt này quá lớn, vì thế chúng thường ít được sử dụng hơn so với 2 loại còn lại.

Như vậy, EURO Moulding đã tổng hợp những thông tin về kích thước tấm Poly cũng như ưu điểm, tính ứng dụng theo từng loại vật liệu. Hiện tại, EURO Moulding chưa có chính sách phát triển dòng sản phẩm này, thay vào đó, chúng tôi tập trung cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phào chỉ ps, tấm ốp tường chất lượng cao, giá tốt. Theo đó, các dòng sản phẩm tại EM đều được chế tạo từ nhựa PS Hàn Quốc kết hợp than hoạt tính, cam kết sẽ biến đổi không gian của quý khách trở nên hoàn mỹ, sang trọng và không gây hiệu ứng nhà mới. Để biết thêm thông tin về phào chỉ, tấm ốp tường PS của EURO Moulding, khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết.

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)

    Bài viết liên quan

    19.11.2024
    94
    So Sánh Lam Nhôm Và Lam Nhựa Giả Gỗ Loại Nào Chắn Nắng Hiệu Quả Hơn?

    Lam chắn nắng là vật liệu được sản xuất với mục đích chống nóng, che mưa, đảm bảo không gian bên trong nhà luôn được mát mẻ, dễ chịu. Theo đó, thanh lam bằng nhôm và nhựa giả gỗ là những lựa chọn hàng đầu của người dùng nhờ có khả năng chắn nắng hiệu […]

    euromoulding

    19.11.2024
    81
    Cách lựa chọn phào chỉ phù hợp với cung mệnh gia chủ

    Hơn cả điểm nhấn tinh tế trong không gian, phào chỉ trang trí còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng phong thủy cho ngôi nhà. Mỗi cung mệnh gia chủ sẽ phù hợp với màu sắc, chất liệu hoặc kiểu dáng nội thất khác nhau. Sự hài hòa này […]

    euromoulding

    14.11.2024
    112
    Mua Tấm Nhựa Ốp Tường Ở Đâu Chất Lượng, Giá Cả Hợp Lý?

    Việc lựa chọn vật liệu ốp tường phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện không gian sống và làm việc. Trong số các sản phẩm hiện có trên thị trường, tấm nhựa ốp tường chính là một giải pháp lý tưởng nhờ tính thẩm mỹ, độ bền và giá thành hợp […]

    euromoulding

    14.11.2024
    105
    Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vệ Sinh Thanh Lam Gỗ Nhựa

    Thanh lam gỗ nhựa là vật liệu nội thất giúp trang trí và che khuyết điểm cho không gian. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, chúng dễ bám bụi và vi khuẩn, dẫn đến hỏng hóc và ảnh hưởng sức khỏe. Bài viết dưới đây của EURO Moulding sẽ hướng dẫn cách vệ sinh […]

    euromoulding

    30.10.2024
    226
    Nhựa PVC là gì? Ứng dụng của Nhựa PVC trong Trang Trí Nội Thất, Đời Sống

    Nhựa PVC là một chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ đời sống đến xây dựng, kiến trúc, công nghiệp,… Với những đặc tính nổi bật như sự bền bỉ, khả năng chống cháy và giá thành hợp lý, loại nhựa này đã trở thành nguyên liệu lý tưởng cho […]

    euromoulding

    24.10.2024
    234
    Tổng Hợp Những Mẫu Vách Ngăn Cầu Thang Cực Đẹp, Sang Trọng 2024

    Trong lĩnh vực thiết kế nội thất hiện đại, vách ngăn cầu thang đã trở thành một vật liệu thông minh và tiện lợi, giúp tối ưu hóa và nâng cấp không gian sống. Với đa dạng kiểu dáng bắt mắt, vật liệu này không chỉ giúp phân chia khu vực một cách hiệu quả […]

    euromoulding

    24.10.2024
    226
    Cách Đắp Phào Chỉ Trần Nhà Đơn Giản, Nhanh Và Hiệu Quả Nhất 2024

    Phào chỉ trần nhà là chi tiết quan trọng góp phần tô điểm cho không gian thêm sang trọng và che đi các khuyết điểm của trần. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền và đẹp mắt, việc đắp phào chỉ cần được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật. Ở bài viết dưới […]

    euromoulding

    DMCA.com Protection Status