Báo giá tấm poly lấy sáng [Cập nhật 2024]
Ngày nay, việc sử dụng tấm poly làm vật liệu lấy sáng đã không còn quá xa lạ và được xem là lựa chọn tối ưu cho các công trình xây dựng. Với khả năng truyền ánh sáng vượt trội, độ bền cao và tính linh hoạt, tấm poly đã trở thành một vật liệu không thể thiếu trong nhiều kiến trúc hiện đại, giúp người dùng tiết kiệm chi phí điện năng. Vậy trên thị trường hiện nay có mấy loại tấm poly lấy sáng? Tấm nhựa poly giá bao nhiêu? Hãy cùng EURO Moulding khám phá thông tin trong bài viết sau.
Báo giá tấm nhựa poly
Tấm poly là giải pháp lấy sáng hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình từ dân dụng cho đến dự án kinh doanh. So với các vật liệu truyền thống như kính, composite… thì giá tấm lợp poly lấy sáng thường rẻ hơn nhiều, vì thế sản phẩm này không chỉ hỗ trợ bắt sáng tự nhiên mà còn giúp người dùng tiết kiệm chi phí điện năng đáng kể. Hiện tại, giá tấm poly lấy sáng trên thị trường đang dao động trong khoảng từ 220.000 – 1.400.000/m2, cụ thể như sau:
BẢNG GIÁ TẤM POLY LẤY SÁNG MỚI NHẤT 2024 | ||
Độ dày | Kích thước
(Ngang x Dài) |
Đơn giá
(VNĐ/m2) |
1.8 ly | 1.22m x 30m | 220.000 |
1.52m x 30m | ||
1.82m x 30m | ||
2.1m x 30m | ||
Tấm poly đặc 2mm | 1.22m x 30m | 260.000 |
1.52m x 30m | ||
1.82m x 30m | ||
2.1m x 30m | ||
Tấm poly đặc 3mm | 1.22m x 30m | 465.000 |
1.52m x 30m | ||
1.82m x 30m | ||
2.1m x 30m | ||
Tấm poly đặc 5mm | 1.22m x 20m | 540.000 |
1.52m x 20m | ||
1.82m x 20m | ||
2.1m x 20m | ||
8 ly | 1.22m x 12m | 860.000 |
1.52m x 12m | ||
10 ly | 1.22m x 12m | 1.400.000 |
1.52m x 12m |
Tìm hiểu tấm poly là gì?
Tấm poly là vật liệu lấy sáng tổng hợp được chế tạo từ chất liệu nhựa Polycarbonate, trong đó các đơn vị polymer sẽ liên kết với nhau thông qua nhóm cacbonat giúp hấp thụ ánh sáng tự nhiên hiệu quả. Nhờ sở hữu độ bền, tính thẩm mỹ cao cùng khả năng truyền ánh sáng tốt, vật liệu này dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều kiến trúc từ nhà ở cho đến chung cư, văn phòng, nhà hàng – khách sạn…
Hiện nay, tấm nhựa poly lấy sáng thường được thiết kế thành nhiều kiểu dáng khác nhau như phẳng, lượn sóng, đặc, rỗng… Người dùng có thể dựa vào tiêu chuẩn thẩm mỹ cá nhân hoặc phong cách kiến trúc của công trình để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Ưu điểm của tấm lấy sáng poly
Tấm nhựa poly ngày càng được quan tâm và sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình, dự án nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
- Trọng lượng nhẹ: Tấm lợp poly có trọng lượng khá nhẹ (chỉ bằng một nửa so với vật liệu kính bắt sáng), điều này giúp quá trình vận chuyển, thi công lắp đặt sản phẩm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Đây được xem là một trong những ưu điểm vượt trội giúp tấm lợp poly đặc lấy sáng trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong công trình xây dựng. Nhờ được sản xuất từ nhựa polycarbonate cao cấp, tấm poly lợp mái có khả năng cách nhiệt rất tốt, đảm bảo nhiệt độ bên trong kiến trúc không bị ảnh hưởng gây khó chịu cho người dùng.
- Ngăn chặn tia cực tím: Hiện nay, phần lớn các loại tấm lấy sáng poly trên thị trường đều được phủ lớp chống tia UV bên ngoài giúp hạn chế tia cực tím, từ đó bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
- Tính thẩm mỹ cao: Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ của khách hàng, vật liệu này được thiết kế với nhiều kiểu dáng, sắc điệu khác nhau như tấm poly màu trà, trắng trong, xanh, khói… Người dùng có thể dựa vào sở thích của bản thân hoặc phong cách kiến trúc của dự án để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Chi phí phải chăng: Trên thực tế, nhựa polycarbonate là một nguyên liệu dễ sản xuất nên giá tấm poly cũng sẽ rẻ hơn so với một số sản phẩm khác. Vì thế, việc sử dụng tấm poly không chỉ giúp người dùng tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên một cách hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí điện năng hàng tháng.
Ứng dụng của tấm poly
Với những ưu thế trên, tấm nhựa poly lợp mái dần được quan tâm và sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp cho đến đời sống, giúp người dùng tiết kiệm chi phí năng lượng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của tấm nhựa poly lấy sáng:
- Ngành nông nghiệp: Hiện nay, tấm poly thường được sử dụng làm nhà kính để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao như Lan Hồ Điệp, rau thủy canh chất lượng Vietgap…
- Ngành công nghiệp: Tấm poly có độ cứng và tính linh hoạt cao, vì thế vật liệu này còn được dùng để sản xuất những bộ phận quan trọng trong xe ô tô, thiết bị, máy móc công nghiệp.
- Trong đời sống: Với khả năng truyền sáng tốt, tấm nhựa poly thường được sử dụng để lợp mái hiên, làm “giếng trời” trong nhiều công trình dân dụng và cả những dự án lớn như khách sạn, nhà hàng, quán cafe… giúp không gian trở nên sang trọng, thanh lịch.
- Lĩnh vực an ninh: Ngoài ra, tấm nhựa poly còn là một vật liệu quan trọng để sản xuất khiên chắn cho lực lượng an ninh, giúp ngăn chặn tình trạng bạo động trong các sự kiện hoặc tình huống khẩn cấp.
>>> Xem thêm bài viết gần đây: Cách lợp tấm poly đặc
Các loại tấm lợp poly lấy sáng thông dụng
Về cơ bản, tấm poly được thiết kế với nhiều mẫu mã khác nhau, trong đó mỗi loại đều có ưu điểm riêng, phù hợp với từng yêu cầu cụ thể trong xây dựng và kiến trúc hiện đại.
- Tấm poly đặc: Thông thường, tấm poly này được sản xuất từ nhựa nguyên sinh PC với cấu trúc đặc ruột, bề mặt phẳng cùng khả năng chống va đập tốt, giúp vật liệu trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và dân dụng.
- Tấm poly rỗng: Đối lập với tấm poly đặc, các lớp nhựa polycarbonate của vật liệu này sẽ được xếp chồng lên nhau và chừa ra khoảng trống ở giữa. Nhờ cấu tạo đặc biệt này, tấm poly rỗng được đánh giá là có khả năng truyền sáng và cách nhiệt tốt hơn, giúp không gian được bao phủ bởi ánh sáng tự nhiên mà vẫn không lo bị nóng.
- Tấm tôn poly: Tấm tôn poly được thiết kế dạng sóng vuông hoặc tròn với nhiều màu sắc khác nhau nhằm phối hợp hoàn hảo với mọi phong cách thiết kế. Nhờ sở hữu khả năng truyền sáng lên đến 90%, vật liệu này là sự lựa chọn hàng đầu trong các công trình như mái che chuồng trại, nhà xưởng, sân vườn…
Bảng màu tấm poly lợp mái
Ngày nay, tấm poly trong suốt bắt sáng được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau như xanh lá, da trời, trắng sữa… tùy vào phong cách kiến trúc mà người dùng có thể lựa chọn sản phẩm thích hợp. Ngoài ra, mỗi màu sắc sẽ có hệ số che râm khác nhau, trong đó, số tỷ lệ càng thấp thì khả năng che phủ ánh sáng của tấm poly sẽ càng cao.
Sản phẩm | Màu sắc | Hệ số che râm |
Tấm poly | Trắng trong | 0.98 |
Màu trà | 0.48 | |
Màu khói | 0.66 | |
Màu xanh | 0.54 | |
Màu mờ cát | 0.85 | |
Màu trắng mờ | 0.48 |
Tỷ lệ truyền nhiệt của tấm poly theo màu sắc
Màu sắc tấm poly giá rẻ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình mà còn tác động đến khả năng truyền nhiệt và ánh sáng. Để lựa chọn được tấm poly truyền sáng thích hợp, người dùng có thể dựa vào bảng tỷ lệ dưới đây:
Màu sắc | Tỷ lệ truyền sáng | Tỷ lệ truyền nhiệt qua tấm lợp |
Trắng trong | 90% | 86% |
Màu trà | 50% | 46% |
Màu khói | 50% | 54% |
Màu xanh | 45% | 49% |
Màu mờ cát | 80% | 83% |
Màu trắng mờ | 50% | 46% |
Vừa rồi là những thông tin tổng quan về tấm poly bắt sáng cũng như cập nhật báo giá tấm nhựa poly mới nhất trên thị trường. EURO Moulding hy vọng bài viết này sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về các đặc tính của tấm poly lấy sáng và ứng dụng phù hợp cho công trình xây dựng.
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)
Bài viết liên quan